Thành tựu của hệ thống y tế cơ sở nhờ có sự góp mặt của Y tế công cộng
Tại Việt Nam, hệ thống y tế cơ sở đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt tiêm chủng mở rộng, phòng chống các bệnh lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng hơn 90%, xóa sổ bệnh bại liệt, đậu mùa, tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai, đẻ tại cơ sở y tế đều trên 95%.
Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng từ mạng lưới hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt hệ thống y tế tuyến xã, phường. Thành công này đã được nhiều quốc gia trên thế giới học hỏi.
Thách thức cho hệ thống y tế cơ sở nói chung và cho Y tế công cộng nói riêng
Cùng với những thành tựu về phòng chống các bệnh lây nhiễm, tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng, dân số già chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, dẫn đến tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng đã làm thay đổi về thói quen lối sống, tạo điều kiện cho các bệnh không lây nhiễm phát triển.
Hơn 80% các trường hợp tử vong tại Việt Nam hiện nay là do các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, đột quỵ, mạch vành…
Y tế công cộng có chức năng tổ chức quản lý hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe người dân từ khâu phòng, chống ngăn ngừa, đẩy lùi các yếu tố gây bệnh cho cộng đồng, vì vậy, đây là một vấn đề cần tập trung giải quyết của Y tế công cộng.

Bệnh không lây nhiễm ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng (Nguồn: Internet)
Cơ hội phát triển năng lực nhân lực ngành y tế, đặc biệt là lĩnh vực Y tế công cộng
Công tác quản lý bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở đang được tăng cường. Tỷ lệ trạm y tế xã triển khai dự phòng, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, đái tháo đường…) tăng từ 56,7% năm 2016 lên 69,8% năm 2019 và ước đạt 77,3% năm 2020.
Lồng ghép dịch vụ phòng chống các bệnh không lây nhiễm trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em là một trong những chiến lược đáp ứng với thách thức mới. Thời kỳ mang thai cần được coi là cơ hội vàng để tư vấn, truyền thông, sàng lọc và quản lý các bệnh không lây nhiễm cho chị em phụ nữ. Mang thai cũng tạo động lực lớn cho phụ nữ thay đổi, hướng đến các hành vi có lợi, phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm như tăng cường vận động, điều chỉnh để có chế độ ăn hợp lý.
Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, tỷ lệ tử vong gián tiếp trong đó có do các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam đã tăng từ 35% vào năm 2013 tới 47% năm 2019.
Tuy vậy, năng lực triển khai công tác truyền thông, tư vấn, sàng lọc, quản lý bệnh không lây nhiễm của cán bộ y tế tuyến huyện, tuyến xã còn rất yếu, rất cần được quan tâm, đẩy mạnh công tác đào tạo.

Đào tạo Cử nhân Vừa làm vừa học Y tế công cộng (Nguồn: Internet)
Đào tạo Cử nhân Y tế công cộng hình thức Vừa làm vừa học cho nhân lực tại cơ sở y tế
Chương trình Y tế công cộng trình độ đại học được thiết kế toàn diện với các thông tin cập nhật về quản lý, phòng, chống bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và cả những bệnh truyền nhiễm mới nổi.
Hình thức vừa làm vừa học được tổ chức đặc biệt phù hợp với cán bộ y tế tuyến cơ sở xã, phường: học tập trung xen kẽ học online và thời gian làm việc.
Học viên vừa được tham dự học tập tập trung tại trường để tăng cường tính kết nối hệ thống, được tiếp cận và sử dụng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại của trường.
Thời gian học tập linh động để học viên vừa nâng cao kiến thức, vừa yên tâm công tác.
Sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ học viên học Đại học Y tế công cộng được cất nhắc lên vai trò lãnh đạo, quản lý rất cao.
Trường Đại học Y tế công cộng là địa chỉ uy tín với bề dày chuyên môn – là trường Đại học đầu tiên đào tạo Y tế công cộng – đáp ứng được mọi yêu cầu của tổ chức và của xã hội về y tế và y tế dự phòng.