Vai trò của cán bộ lãnh đạo quản lý ở một tổ chức, đơn vị được thể hiện rõ nét qua thành ngữ “một người lo bằnmột kho người làm”.  Đặc biệt khi các chính sách về phân cấp, phân quyền, tự chủ tài chính trong ngành y tế được ban hành, vai trò của người quản lý lại càng trở nên quan trọng.

 Đằng sau mỗi dịch vụ y tế được cung cấp tới người dân là một hệ thống gồm nhiều mắt xích được điều hành bởi người quản lý y tế. Các nhà quản lý y tế sử dụng kiến thức và kỹ năng tổng hợp về nhiều lĩnh vực như quản trị, pháp luật, chính sách và tài chính… tổ chức, tạo điều kiện cho các cán bộ chuyên môn: bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên….thực hiện công việc, cung cấp dịch vụ y tế một cách hiệu quả. Các nhà quản lý trong lĩnh vực y tế không chỉ tập trung vào việc đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được các dịch vụ phù hợp, kịp thời và hiệu quả nhất có thể, mà còn nhằm đạt được các mục tiêu hiệu suất mong muốn của tổ chức.

[Ảnh 1: Vai trò của người quản lý]
Nguồn: Canva

Cơ sở y tế là một dạng tổ chức phức tạp và đồng thời phải có khả năng linh động cao để có thể đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ đa dạng của người dân. Không chỉ đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa bộ phận kỹ thuật và hỗ trợ như trong các tổ chức sản xuất, các cơ sở y tế còn cần có sự phối hợp của nhiều chuyên ngành một cách liền mạch, kịp thời. Sự phối hợp không chỉ bên trong tổ chức mà còn giữa các tuyến theo hệ thống. Người quản lý có vai trò trung tâm của hệ thống, đảm bảo sự kết nối bên trong và bên ngoài tổ chức.

Sau đổi mới vào năm 1986, và đặc biệt khi các chính sách về phân cấp, phân quyền, tự chủ của chính phủ được thực hiện từ năm 2002 đến nay, vai trò “đầu tàu” của người quản lý lại càng trở nên quan trọng hơn để vượt qua khó khăn, thách thức, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng cao… Tuy nhiên, tình trạng người quản lý trong ngành y tế được bổ nhiệm chủ yếu dựa trên trình độ chuyên môn vẫn còn khá phổ biến. Điều này được lý giải bởi đặc thù của ngành y với suy nghĩ “người giỏi chuyên môn thì có thể làm được mọi việc”. Điều này dẫn đến tình trạng sau khi bổ nhiệm thì “bệnh viện mất đi 1 bác sỹ mổ giỏi và có thêm 1 người quản lý tồi” không phải là hiếm .

[Ảnh 2: Lựa chọn người quản lý]
Nguồn: Canva

Lý tưởng nhất là người quản lý cơ sở y tế vừa có chuyên môn tốt vừa giỏi quản lý. Nhưng nếu cán bộ đang hoặc sẽ được bổ nhiệm vị trí quản lý còn thiếu hụt năng lực quản trị thì Chương trình Chuyên khoa cấp II về Tổ chức Quản lý y tế do Trường Đại học Y tế công cộng tổ chức là một giải pháp hết sức phù hợp. Đây là một trong những chương trình chuyên khoa 2 về tổ chức quản lý y tế đầu tiên tại Việt Nam, nhằm đào tạo chuyên gia có trình độ cao về năng lực quản lý. Chương trình học kéo dài 24 tháng, học viên hoàn thành chương trình sẽ được cấp bằng, đáp ứng tiêu chuẩn bắt buộc về chuyên môn của chức danh giám đốc (và tương đương) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

[Ảnh 3: Đào tạo cho cán bộ y tế]
Nguồn: Canva