Nghiên cứu sinh của chương trình Tiến sĩ Quản lý bệnh viện được kì vọng tìm ra hướng đi mới, góp phần đưa ra những giải pháp sáng tạo, định hướng phát triển các chương trình cải thiện chất lượng trong bệnh viện.

Tiến sĩ Quản lý bệnh viện cần phải có năng lực nghiên cứu khoa học

Trong chương trình Tiến sĩ nói chung và Tiến sĩ Quản lý bệnh viện nói riêng, nghiên cứu khoa học là năng lực đặc thù, bắt buộc nghiên cứu sinh cần phải đạt được thể hiện qua luận án Tiến sĩ. Chủ đề của luận án tương đối đa dạng thuộc lĩnh vực điều hành, quản trị, chính sách trong các lĩnh vực khác nhau như quản lý nhân lực, quản lý dịch vụ, quản lý trang thiết bị, quản lý dược, quản lý tài chính, thông tin y tế, môi trường, chăm sóc người bệnh, bảo hiểm y tế, quản lý chất lượng, … tại bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.

Lễ bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp trường – Chuyên ngành Quản lý bệnh viện (Nguồn: Trường Đại học Y tế công cộng)

Lễ bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp trường – Chuyên ngành Quản lý bệnh viện (Nguồn: Trường Đại học Y tế công cộng)

Nghiên cứu triển khai và đề tài luận án Tiến sĩ Quản lý bệnh viện

Hiện nay, nghiên cứu triển khai là một trong những hướng đi tốt cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện đề tài luận án, có giá trị to lớn trong việc làm sáng tỏ khoảng trống giữa những gì đạt được về mặt lý thuyết và những gì xảy ra trong thực tế. Nghiên cứu triển khai tập trung nghiên cứu về các những vấn đề liên quan đến quá trình triển khai các hoạt động nhằm mục đích tối ưu hóa những tác động có lợi của các can thiệp y tế.

Khung Tổng Hợp cho Nghiên Cứu Triển Khai (Consolidated Framework for Implementation Research - CFIR)

                     Hình ảnh: Khung Tổng Hợp cho Nghiên Cứu Triển Khai (Consolidated Framework for Implementation Research – CFIR)

Nguồn: Learning from scaling up ultra-rapid genomic testing for critically ill children to a national level, Stephanie Best, et al, npj Genomic Medicine (2021)6:5)

Tuy mô hình nghiên cứu triển khai còn tương đối mới mẻ nhưng đã được ưu tiên đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiến sĩ Quản lý bệnh bệnh và được khuyến khích áp dụng trong các luận án của nghiên cứu sinh với nhiều hướng áp dụng, ví dụ như:

  • Làm sáng tỏ các thách thức và cơ hội nảy sinh khi các can thiệp được chuyển từ giai đoạn thử nghiệm sang áp dụng thực tế.
  • Hỗ trợ và cung cấp thông tin cho giai đoạn mở rộng quy mô can thiệp.
  • Hỗ trợ nâng cao chất lượng và củng cố hệ thống y tế.

Nghiên cứu triển khai là một hướng nghiên cứu tốt và là xu hướng mới trong giới khoa học nói chung và cho các nghiên cứu sinh của chương trình Tiến sĩ Quản lý bệnh viện trong tương lai. Chi tiết chương trình đào tạo Tiến sĩ Quản lý bệnh viện, xin mời truy cập link: https://dtdh.huph.edu.vn/vi/tsqlbv/ctdt

“Nghiên cứu triển khai sử dụng những gì chúng ta biết và biến những gì chúng ta biết thành điều chúng ta thực hiện”

Cơ sở đào tạo chương trình Tiến sĩ Quản lý bệnh viện tại Việt Nam

Từ 2016 đến nay, Trường Đại học Y tế công cộng là trường ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT đào tạo chương trình Tiến sĩ Quản lý bệnh viện tại Việt Nam. Chương trình được thiết kế nhằm mục tiêu “Đào tạo chuyên gia có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, thực tiễn, đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý bệnh viện, góp phần xây dựng và thực hiện các chính sách nâng cao chất lượng, hiệu lực/hiệu suất, hiệu quả hoạt động của bệnh viện và ngành y tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập quốc tế”.

Những giải pháp khoa học và thực tiễn từ luận án của nghiên cứu sinh chương trình Tiến sĩ Quản lý bệnh viện (Nguồn: Trường Đại học Y tế công cộng)

                    Những giải pháp khoa học và thực tiễn từ luận án của nghiên cứu sinh
          chương trình Tiến sĩ Quản lý bệnh viện (Nguồn: Trường Đại học Y tế công cộng)