Nội dung
Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực Dinh dưỡng, đáp ứng các yêu cầu về hoạt động chuyên môn theo thông tư 18/2020/TT-BYT quy định hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng trong bệnh viện, Quyết định số 02/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, và luật số 15/2023/QH15 Luật Khám chữa bệnh sửa đổi năm 2023.
Dinh dưỡng luôn là một trong số các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế văn hóa xã hội
Dinh dưỡng tốt là một trong các nền tảng cơ bản để đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, cộng đồng. Dinh dưỡng luôn là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế văn hóa xã hội của cả nước cũng như các địa phương. Trong hoạt động điều trị, dinh dưỡng đã và đang cho thấy vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tại các bệnh viện.
Để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên ngành dinh dưỡng là rất quan trọng, trong đó có giải pháp đào tạo chính quy về chuyên ngành dinh dưỡng đối với nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, đào tạo trình độ sau đại học chuyên ngành khoa học sức khỏe nói chung luôn được trú trọng.
Từ năm 2015 đến nay, số lượng đào tạo các trình độ sau đại học tại Việt Nam duy trì ổn định ở mức cao, trong đó các chuyên ngành Khoa học sức khỏe có khoảng hơn 2.000 học viên/năm. Từ đó cho thấy nhu cầu đào tạo trình độ sau đại học về khối ngành sức khỏe là rất lớn.

Nhu cầu học Thạc sĩ Dinh dưỡng lớn
Đào tạo Thạc sĩ Dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu
Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực Dinh dưỡng, đáp ứng các yêu cầu về hoạt động chuyên môn theo thông tư 18/2020/TT-BYT quy định hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng trong bệnh viện, Quyết định số 02/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, và luật số 15/2023/QH15 Luật Khám chữa bệnh sửa đổi năm 2023.
Đánh giá tổng quan tại Việt Nam, nhân lực làm công tác dinh dưỡng của các bệnh viện, tỷ lệ cán bộ có trình độ Đại học và Sau đại học chung cho các bệnh viện còn một khoảng trống khá lớn về sự tương ứng giữa trình độ được đào tạo với yêu cầu của vị trí việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ được đào tạo sau đại học đúng chuyên ngành dinh dưỡng còn thấp, cho thấy nhu cầu xây dựng chương trình và đẩy mạnh đào tạo sau đại học chuyên ngành dinh dưỡng là cấp thiết hiện nay.
Cơ sở đào tạo Thạc sĩ Dinh dưỡng
Hiện nay, số lượng cơ sở đào tạo đủ điều kiện tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ chuyên ngành dinh dưỡng tại Việt Nam chưa nhiều. Khi tìm hiểu các cơ sở đào tạo, cần phải đánh giá các tiêu chí sao cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân như: Uy tín chất lượng, nền tảng chuyên môn, chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, cơ sở thực hành,…
Trong một số ít các cơ sở đào tạo Thạc sĩ dinh dưỡng, Trường Đại học Y tế công cộng – trên cơ sở và kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng trình độ đại học trong những năm qua – là đơn vị đủ các điều kiện, năng lực để triển khai đào tạo thạc sĩ chuyên ngành này. Nhà trường đã và đang tiến hành các đăng ký cần thiết với cơ quan quan quản lý để thực hiện tuyển sinh và bắt đầu đào tạo Thạc sĩ Dinh dưỡng từ năm học 2023 – 2024.
Dự kiến, Chương trình đào tạo thạc sĩ dinh dưỡng với thời gian đào tạo 18 tháng sẽ cung cấp cho các nhà dinh dưỡng chuyên nghiệp các kiến thức và kỹ năng vững chắc để có thể chủ trì các hoạt động nghiên cứu và thực hiện chuyên môn sâu về dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm.

Thạc sĩ dinh dưỡng phù hợp với chính lược phát triển nhân lực ngành y tế
Đào tạo dinh dưỡng trình độ thạc sĩ là phù hợp với định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế
Đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng trình độ thạc sĩ là phù hợp với định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế nói chung và nhân lực y tế chuyên môn về dinh dưỡng nói riêng theo hướng đủ về số lượng, chuyên sâu, mũi nhọn. Đồng thời, từng bước đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa năng lực cán bộ chuyên môn và kiện toàn cán bộ quản lý theo tiêu chuẩn cho các khoa dinh dưỡng tại bệnh viện và các cơ sở y tế.