Các làng nghề đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại đang ở mức báo động.
(nguồn: thanhnien.vn)
Tình trạng ô nhiễm báo động đỏ
Với đặc điểm sử dụng phế liệu để tái chế kim loại như chì, đồng, nhôm…trên quy trình sản xuất thủ công lạc hậu nên tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra rất nghiêm trọng tại các làng nghề. Hầu hết chất thải rắn, khí và nước thải được xả trực tiếp ra môi trường không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Các chất gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu và nung nguyên liệu tái chế chủ yếu là bụi, bụi kim loại; khí CO, CO2, SO2, NO2 và các chất hữu cơ bay hơi. Nước thải ở các làng nghề tái chế kim loại thường chứa một lượng lớn kim loại nặng (kẽm, chì, thủy ngân,…) và dầu mỡ công nghiệp.
(nguồn: anhp.vn)
Kết quả khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy các làng nghề tái chế kim loại đang ô nhiễm ở mức báo động đỏ. Tại làng nghề Đông Mai thuộc huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng chì trong môi trường trung bình là 398,72 mg/kg (cao gấp 9 lần mức cho phép), đặc biệt hàm lượng chì trong không khí từ 26,332 mg/m3 – 46,414 mg/m3 – cao gấp 4.600 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố tác hại như bụi than, kim loại nặng, hóa chất tẩy rửa, dầu mỡ công nghiệp, khí độc v.v làm gia tăng các bệnh về da, tiêu hóa, hô hấp và thần kinh. Theo phản ánh của người dân xã Chỉ Đạo, do bị nhiễm độc từ nước và khí thải của chì, thôn Đông Mai có 80% số người mắc bệnh, trong đó 100% số người trực tiếp nấu chì đề bị nhiễm độc chì trong máu; 65,3% trẻ em được xét nghiệm bị ngộ độc chì, trong đó có 33 trẻ em có lượng chì trong máu cao trên 70mg/dl cần phải được điều trị thải độc chì khẩn cấp.
Cần các biện pháp công nghệ đồng bộ, nguồn nhân lực có chuyên môn
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề nhiều biện pháp đã được tiến hành như cải tiến công nghệ, giảm thiểu phát thải chất gây ô nhiễm môi trường.Tại một số địa phương các làng nghề tái chế kim loại đã quy hoạch các khu, cụm công nghiệp làng nghề. Hệ thống các nhà máy xử lý chất thải phù hợp với từng mô hình sản xuất cũng được đẩy mạnh xây dựng tại các làng nghề tái chế kim loại. Đối với các cơ sở sản xuất, vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho người làm nghề như bảo hộ lao động cá nhân, tổ chức lao động và áp dụng công nghệ sạch cũng đã được áp dụng.
Để thực hiện các công việc đó cần phải có nhân lực có chuyên môn về Công nghệ kỹ thuật môi trường. Các vị trí làm việc sẽ là Phòng tài nguyên môi trường các quận/huyện; CDC các tỉnh, thành phố; Phòng Quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, ban quản lý khu chế xuất; Phòng An toàn – Môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp; Các trung tâm/công ty tư vấn, quan trắc môi trường; Các tổ chức phi chính phủ làm việc về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật môi trường phòng an toàn môi trường.
Ngành học Công nghệ kỹ thuật môi trường của Trường Đại học Y tế Công cộng tuyển sinh năm học 2020 – 2021. Cử nhân công nghệ kỹ thuật môi trường sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc và đáp ứng yêu cầu của những vị tri việc làm được đề cập ở trên.