Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học đã từ lâu trở thành một ngành vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ cho lâm sàng chuẩn đoán và đưa ra pháp đồ điều trị hiệu quả. Kỹ thuật viên xét nghiệm ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong công tác khám chữa bệnh, phòng chống đại dịch Covid-19 và nghiên cứu khoa học.

Xét nghiệm là trợ thủ đắc lực trong việc chuẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh

Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học (Mã ngành: 7720601) là ngành học đào tạo về kỹ thuật. Thông qua xét nghiệm y học có thể chẩn đoán lâm sàng và xác định rõ tình trạng bệnh, từ đó đưa ra các pháp đồ điều trị bệnh phù hợp và kịp thời. Kỹ thuật xét nghiệm Y học là ngành học có tính ứng dụng cao của kỹ thuật, công nghệ vào y tế, chăm sóc sức khỏe. Hiện nay không chỉ còn là khám chữa bệnh thông thường mà con người dần đẩy mạnh qua phòng chống bệnh tật. Chính vì vậy những ngành học như kỹ thuật xét nghiệm y học đang được ưu tiên phát triển hơn bao giờ hết.

 

Ảnh: Kỹ thuật viên xét nghiệm (Nguồn: Pixabay)

Trước đây, khi chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân các bác sỹ lâm sàng thường dựa vào các kỹ năng Nhìn – Sờ – Gõ – Nghe, kết hợp kinh nghiệm lâm sàng để đưa ra chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, bệnh tật ngày càng phức tạp thì cách tiếp cận trên hoàn toàn ít hữu dụng. Cụ thể, bệnh nhân có khối u cơ quan để chẩn đoán chính xác bản chất khối u,

phân loại u thì khám lâm sàng hoàn toàn không giải quyết được mà xét nghiệm là công cụ hỗ trợ cho vấn đề này. Theo thống kê của ngành Y, Xét nghiệm y học có ảnh hưởng tới 70% quyết định y học và trong số đó, gần 100% các quyết định y học chính xác đều dựa trên kết quả xét nghiệm.

Tại các cơ sở y tế, ngành xét nghiệm trực tiếp tham mưu cho bác sĩ lâm có chẩn đoán đúng, kịp thời, đưa ra được pháp đồ điều trị hiệu quả và tiên lượng bệnh nhờ các thông số xét nghiệm hóa sinh, vi sinh, ký sinh trùng, giải phẫu bệnh và sinh học phân tử. Vì vậy, xét nghiệm luôn đóng vai trò quan trọng và là cánh tay đắc lực hỗ trợ bác sỹ trong công tác khám chữa bệnh.

Xét nghiệm là công cụ đắc lực trong công tác phòng chống dịch

Đại dịch Covid-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm, tác nhân chính là virus SARS- CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại Thành phố Vũ Hán. Ngày 11 tháng 3 năm 2020 tổ chức y tế thế giới (WHO) ra tuyên bố “COVID-19” là đại dịch toàn cầu. Đây là dịch bệnh rất nguy hiểm như gây tử vong, suy hô hấp, viêm phổi… Theo The New York Times thì ca đầu tiên tử vong được ghi nhận vào tháng 1 năm 2020 tại Vũ Hán. Đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, đời sống xã hội, con người cho hầu hết quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Để thực hiện công tác phòng chống Đại dịch Covid-19 thì Xét nghiệm và vaccin là hai thư không thể thiếu. Nó quyết định tất cả cho cuộc chiến phòng chống dịch. Cụ thể: Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam – Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì, các chuyên gia thống nhất cần tăng cường năng lực xét nghiệm trong nước để sàng lọc nhanh, chính xác; qua đó phân loại, theo dõi sức khỏe từng nhóm đối tượng khác nhau.

  • Xét nghiệm để phát hiện và chẩn đoán bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 để điều trị
  • Xét nghiệm để khoanh vùng, truy vết để loại F0 ra khỏi cộng đồng để dập dịch
  • Xét nghiệm giải trình tự gen để phát hiện các biến thể SARS-CoV-2 để đưa ra các biện pháp phòng chống hiệu quả đối với các chủng lây lan nhanh, mạnh và nguy hiểm
  • Xét nghiệm để kiểm tra nồng độ sinh kháng thể của cơ thể sau tiêm vaccin và sau nhiễm covid-19

Không chỉ đại dịch Covid-19, mà tương lai xuất hiện các chủng, các tác nhân truyền nhiễm trong cộng đồng thì xét nghiệm vẫn là công cụ tiên phong trong vấn đề phòng chống dịch.

Ảnh: Kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 Nguồn: Trung tâm Xét nghiệm – Trường Đại học Y tế công cộng

Xét nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực y tế

Ảnh: Xét nghiệm trong nghiên cứu (Nguồn: Pixabay)

Y học là ngành khoa học không ngừng phát triển, luôn luôn cập nhật các thông tin về về chẩn đoán, điều trị….. Để phát triển được mạnh mẽ như vậy, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên, dược sĩ đang không ngừng mày mò và tìm hiểu bằng nhiều cách thức khác nhau. Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học luôn được chú trọng hàng đầu. Các bác sỹ, kỹ thuật viên đều phải làm nghiên cứu để cập nhật kiến thức. Vì vậy, ngành xét nghiệm góp phần quan trong vào việc cung cấp các bằng chứng, các dữ liệu nghiên cứu để nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và tính ứng dụng cao trong công cuộc chăm sóc và đảm bảo sức khỏe nhân dân.

Nguồn nhân lực kỹ thuật xét nghiệm vẫn còn thiếu hụt

Cùng với sự phát triển kinh tế, sức khỏe của người dân ngày càng được quan tâm. Số lượng người khám bệnh ngày càng tăng, khám sức khỏe định kỳ hàng năm với hàng chục chỉ số xét nghiệm, số lượng nhân lực kỹ thuật viên xét nghiệm có tay nghề hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu. Kỹ thuật xét nghiệm Y học là một trong những nghề của tương lai, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong ngành Y tế và công tác khám chữa bệnh.

Trường Đại học Y tế công cộng – địa chỉ uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm

Trường đại học y tế công cộng là trường công lập trực thuộc Bộ y tế, đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, đã có nhiều năm trong lĩnh vực đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ đại học và sau đại học. Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học của Trường Đại học Y tế công cộng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục quy định tại Điều 23 Thông tư 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Quy trình và chu kỳ Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Nỗ lực không ngừng phát triển cả về quy môn và chất lượng: Với triết lý giáo dục Hiệu quả (Efficiency) – Ứng dụng (Application) – Phát triển (Development), trường đại học Y tế công cộng luôn luôn nỗ lực để tạo môi trường dạy – học linh hoạt, chất lượng, lấy người học làm trung tâm, lý luận gắn với thực tiễn, liên tục cập nhật các tiến bộ trong và ngoài nước giúp cho người học được trang bị nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tự học, tự phát triển nghề nghiệp trong một xã hội không ngừng biến đổi.

Ảnh: Trường đại học y tế công cộng (Nguồn: trường đại học y tế công cộng)