Công việc hàng ngày của nhân viên CTXH luôn hướng tới mục tiêu chăm sóc người bệnh một cách toàn diện về sức khỏe thể chất – tinh thần – xã hội, đem lại hiệu quả tích cực tới người bệnh trong qua trình thăm khám và điều trị tại bệnh viện.
Người bệnh, gia đình người bệnh, cán bộ y tế trong bệnh viện có thể cần đến sự hỗ trợ tâm lý của nhân viên CTXH
Anh Nguyễn Quốc Việt – Phó trưởng Phòng CTXH Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ: “Hàng ngày bệnh viện Phụ sản Trung ương tiếp nhận thăm khám và điều trị cho hàng nghìn ca bệnh. Người bệnh trong quá trình thăm khám và điều trị có thể gặp phải những khó khăn tâm lý như: rối loạn lo âu, căng thẳng, stress đến từ bệnh tật, hay những khó khăn trong mối quan hệ tương tác với gia đình, mâu thuẫn với cán bộ y tế người chăm sóc trong quá trình thăm khám và điều trị tại bệnh viện… Đặc biệt là đối với người bệnh Khoa sản phụ ung thư và Sản bệnh lý. Nhân viên CTXH trong bệnh viện là người có thể hỗ trợ họ giải quyết vấn đề này giúp họ ổn định tâm lý, hợp tác cùng bác sĩ, điều dưỡng trong quá trình thăm khám và điều trị”
Nhân viên CTXH thực hiện các hoạt động chuyên môn để hỗ trợ tâm lý người bệnh một cách chuyên nghiệp
Nhân viên CTXH có thể tổ chức các hoạt động thăm hỏi, nắm bắt thông tin tình hình sức khỏe của người bệnh; Tiếp cận, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ với những người bệnh có căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giúp cho họ thư giãn, giải tỏa cảm xúc tiêu cực; Giúp người bệnh tăng thêm hiểu biết về bản thân và hoàn cảnh của họ; Đồng thời, giúp người bệnh có thể đưa ra được những quyết định lành mạnh, hữu hiệu và hướng dẫn họ thực hiện các quyết định đó nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi suy nghĩ, hành vi tiêu cực và có sự phối hợp tích cực trong thăm khám và điều trị tại bệnh viện.
Ảnh : Nhân viên Tổ CTXH Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đang thực hiện nhiệm vụ thăm hỏi, động viên người bệnh (Nguồn: Website Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh)
Thiếu nguồn nhân lực có khả năng cấp dịch vụ CTXH chuyên nghiệp
Theo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (2018): cả nước hiện có 1.451 bệnh viện công lập, trong đó có 39 bệnh viện tuyến trung ương, 492 bệnh viện tuyến tỉnh, 645 bệnh viện huyện và 72 bệnh viện ngành cùng khoảng 11.100 trung tâm trạm y tế. Để thiết lập mạng lưới hoạt động CTXH tại hàng nghìn bệnh viện nêu trên có nghĩa là cần đến hàng nghìn nhân viên CTXH làm việc trực tiếp tại Phòng/Tổ công tác xã hội tại các bệnh viện tuyến Trung ương, Tỉnh, Quận/Huyện. Thực tế triển khai, hiện nay nguồn nhân lực có khả năng cung cấp dịch vụ CTXH một cách chuyên nghiệp còn thiếu và còn hạn chế về năng lực chuyên môn.
Đào tạo cử nhân CTXH định hướng bệnh viện ở đâu?
Để cung cấp dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý người bệnh và các dịch vụ CTXH chuyên sâu khác. Nhân viên CTXH cần được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên nghành CTXH. Hiện nay, trên cả nước có tới hơn 50 trường đào tạo cử nhân cử nhân công tác xã hội (CTXH). Tuy nhiên, trường Đại học Y tế công cộng là cơ sở đào tạo tiên phong tạo cử nhân công tác xã hội định hướng trong bệnh viện nhằm đào tạo cử nhân CTXH có năng lực và chuyên môn về CTXH và các kiến thức y học cơ bản như: Giải phẫu – Sinh lý học; Sơ cấp cứu thông thường tại cộng đồng; Xử trí ban đầu cấp cứu nội khoa, sản khoa và ngoại khoa… để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của các cơ sở y tế.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng Quản lý Đào tạo đại học
Địa chỉ: 1A Đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện Thoại: 024.62662299 – 024 6266 2342
Website: https://huph.edu.vn/
Fanpage: Tại đây