Kỹ thuật Phục hồi chức năng là phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc, tác động lên cơ thể người bệnh giúp phục hồi các chức năng suy giảm, hỗ trợ giảm đau và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Để có được đội ngũ Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng có tay nghề tốt cần phải chú trọng đến đào tạo để nâng cao số lượng và chất lượng cho ngành nghề đang phát triển này. Trường Đại học Y tế công cộng tuyển sinh hình thức Vừa làm vừa học Phục hồi chức năng năm học 2023-2024.
Phục hồi chức năng không cần dùng thuốc
Xã hội ngày nay càng phát triển thì con người càng có nguy cơ mắc phải các bệnh tật, ví dụ như chấn thương, đột quỵ, lão hoá do tuổi già hoặc mắc phải, các bệnh tật bẩm sinh… Để giúp người bệnh lấy lại chức năng của các cơ quan bộ phận và hoà nhập với cộng đồng xã hội rất cần đến Kỹ thuật Phục hồi chức năng.
Đây là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà sử dụng các yếu tố vật lý như vận động học, sóng âm, điện, ánh sáng, nhiệt… tác động lên cơ thể người bệnh giúp phục hồi các chức năng suy giảm, hỗ trợ giảm đau và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Khi người bệnh được bác sỹ thăm khám, chẩn đoán, chỉ định điều trị thì người kỹ thuật viên sẽ thực hiện các công việc bao gồm hỗ trợ bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng trong chẩn đoán bệnh, xây dựng kế hoạch và thực hiện hoạt động trị liệu – phục hồi chức năng cho người bệnh.
Ảnh: Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng hướng dẫn bệnh nhân tập thở và phục hồi chức năng hô hấp sau COVID
Nhiệm vụ chính của kỹ thuật viên Phục hồi chức năng
Những điểm chính trong quy định về nhiệm vụ của kỹ thuật viên Phục hồi chức năng tại mục 71 phần II Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT như sau:
- Kiểm tra, sử dụng và bảo quản các thiết bị Y tế và bảo đảm được an toàn trong suốt quá trình điều trị đồng thời không bỏ vị trí làm việc khi máy đang còn hoạt động.
- Trực tiếp hướng dẫn, động viên người bệnh và gia đình biết cách luyện tập tại nhà theo đúng kỹ thuật tại bệnh viện và bảo đảm an toàn.
- Thực hiện theo đúng quy chế của bệnh viện, quy chế công tác Khoa/Phòng và và quy chế quản lý, sử dụng vật tư, thiết bị Y tế.
- Ghi chép đầy đủ vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc Kỹ thuật Phục hồi chức năng.
- Học tập để nâng cao về trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ và tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, thực hiện công tác Phục hồi chức năng cộng đồng theo đúng sự phân công.
- Tổ chức họp bệnh nhân theo định kỳ, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
Ảnh: Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng tại Phòng khám đa khoa – Trường ĐH Y tế công cộng hướng dẫn và tập luyện vận động trị liệu cho bệnh nhân
Đào tạo Vừa làm vừa học Phục hồi chức năng
Trong những mùa tuyển sinh gần đây, số lượng học sinh đăng ký ngành học kỹ thuật phục hồi chức năng (PHCN) đang thuộc top đầu khối ngành sức khỏe, đủ để thấy sức hút của ngành này trong lĩnh vực y tế. Hiện tại, cả nước có 7 trường Đại học đào tạo cử nhân ngành Phục hồi chức năng: ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam, ĐH Phenikaa, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Kỹ thuật Y tế Đà Nẵng, ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh và Trường ĐH Y tế công cộng,..
Trong đó, trường Đại Học Y tế công cộng là trường công lập duy nhất hiện nay trên địa bàn thủ đô Hà Nội chính thức tuyển sinh từ năm học 2020-2021, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hội nhập quốc tế vì sự phát triển của ngành PHCN Việt Nam.
Năm học 2023 – 2024, Trường Đại học Y tế công cộng ngoài tuyển sinh hệ chính quy cử nhân kỹ thuật PHCN, nhà trường còn bắt đầu tuyển sinh chương trình Cử nhân hình thức Vừa làm vừa học Kỹ thuật Phục hồi chức năng đáp ứng nhu cầu của số đông nhân viên y tế muốn cải thiện, gia tăng trình độ chuyên môn bản thân.
Sinh viên Phục hồi chức năng tích cực học tập trong các giờ thực hành
Xem thêm: Đào tạo Kỹ thuật Phục hồi chức năng,…
Tuyển sinh Cử nhân Phục hồi chức năng
Hình thức: Vừa học vừa làm
Tổ hợp xét tuyển: A00 – A01 – B00 – D01
Mã ngành:7720603
Liên hệ: Phòng Quản lý Đào tạo – 024 6266 2342