Tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày có 95 người tử vong do tai nạn thương tích. Trong số đó, tử vong tai nạn thương tích do tham gia giao thông chiếm tỷ lệ cao nhấT. Ước tính Việt Nam có 24970 người tử vong do tai nạn giao thông, tương đương với 68 người mỗi ngày].
Số lượng tử vong do tai nạn giao thông có giảm nhưng vẫn còn rất cao. Tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia là nguyên nhân gây tai nạn hàng đầu. Hàng năm có khoảng 79000 người chết do sử dụng rượu bia, tương đương mỗi ngày có 126 người tử vong. Hàng ngàn người khác phải nhập viện do ảnh hưởng của rượu bia. Bên cạnh góp phần gây tai nạn giao thông đường bộ, sử dụng rượu bia là nguyên nhân đứng đầu làm tăng gánh nặng mắc các bệnh không truyền nhiễm như tim mạch, cao huyết áp.
Trung bình mỗi người Việt Nam từ độ tuổi 15 trở lên tiêu thụ 8,3 lít rượu/bia mỗi năm, cao hơn mức trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương và các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia, Philipine. Lượng rượu bia tiêu thụ có xu hướng ngày càng tăng. Ví dụ, trong thập niên vừa qua, sản lượng rượu bia của Việt Nam đã tăng lên 50%, tỷ lệ nam giới uống rượu tăng từ 46% lên 77%. Dự đoán đến năm 2025, Việt Nam vẫn ở trong các quốc gia có tỷ lệ rượu bia tăng cao.
Năm 2020,Quy định “đã uống rượu bia thì không lái xe” có hiệu lực ngày 1-1-2020. Điều luật ra đời là thành công lớn của y tế công cộng cũng như của các ban ngành có liên quan. Người làm Y tế công cộng đã thực hiện nghiên cứu để đưa ra bằng chứng về số lượng người tai nạn, tử vong, chi phí – cơ hội, gánh nặng bệnh tật do uống rượu bia khi tham gia giao thông. Tiếp theo, con số khô khan được chuyển tải thành thông điệp cụ thể, dễ hiểu để vận động, thuyết phục những nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách. Cứ như thế, những người làm y tế công cộng đã rất kiên trì trong nhiều năm trời.
Điều luật được thông qua ngay những ngày giáp tết. Nhấc chén rượu, cốc bia, người dùng không khỏi lăn tăn suy nghĩ về khung hình phạt của điều luật mới mà từ chối. Hàng ngàn trường hợp tàn tật và tử vong do uống rượu bia gây ra tai nạn giao thông sẽ được phòng ngừa. Hàng nghìn trường hợp mắc bệnh không lây nhiễm cũng sẽ giảm.
Còn bạn, bạn có sẵn sàng tham gia vào công việc như chúng tôi đã và đang làm?
Tuyển sinh Cử nhân Y tế công cộng hệ Vừa làm vừa học
Trường Đại học Y tế công cộng
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Phòng Quản lý Đào tạo đại học – 024 6266 2342